Quản Trị Website, Bảng Giá Quản Trị Web

Quản trị website là một phần công việc của marketing online, giúp website hoạt động ổn định, mọi thông tin hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất, gia tăng trải nghiệm người dùng và thu hút khách hàng tiềm năng.

Bảng Báo Giá Dịch Vụ Quản Trị Website


Chọn gói dịch vụ

Cập nhật nội dung do nhà hàng khách sạn cung cấp lên website

Viết nội dung cho website

Thiết kế banner (chỉnh sửa tối đa 3 lần)

Chia sẻ nội dung lên MXH

Phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố

Giám sát, bảo trì, xử lý sự cố

Quản trị domain, hosting

Khai báo website với các công cụ tìm kiếm

Quản trị Google Analytics/ Webmaster

Tối ưu Seo onpage website

Tối ưu bài viết chuẩn Seo

Phân tích hiệu quả và định hướng phát triển website

Sao lưu dữ liệu website

Báo cáo nội dung công việc

Lite

1.990K

VNĐ/Tháng

10 nội dung

4 nội dung

01

Hàng tuần

Hàng tháng

Standard

2.990K

VNĐ/Tháng

30 nội dung

8 nội dung

02

Hàng tuần

Hàng tháng

Advanced

3.990K

VNĐ/Tháng

50 nội dung

12 nội dung

03

Hàng tuần

Hàng tháng


Lưu ý: Hợp đồng dịch vụ quản trị website tối thiểu là 03 tháng.

Đặt Dịch Vụ Quản Trị Website

Quản Trị Website Là Gì?

Quản trị website là công việc của Webmaster, người chịu trách nhiệm duy trì hoạt động website, đảm bảo nội dung, hình ảnh, video luôn được cập nhật. Xử lý các vấn đề liên quan đến code (mã lập trình), hosting (nơi lưu trữ nội dung website), điều hướng và gia tăng trải nghiệm người dùng, sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố. Tối ưu website với các công cụ tìm kiếm (SEO), quảng bá website trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Wikipedia định nghĩa Quản trị website (Webmaster) là cách gọi chung cho những người làm công việc quản trị một hay nhiều trang web. Quản trị website thường được biết đến là người thành thạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý tất cả các thành phần của trang web.

Quy Trình Quản Trị Website

Tiếp nhận thông tin quản trị/ hosting

Người quản trị website là người có quyền cao nhất đối với website. Vì vậy người quản trị cần có tài khoản admin của CMS, tài khoản quản trị hosting. Các thông tin này thường được chuyển giao từ bộ phận thiết kế website.

Kiểm tra tổng thể website

Kiểm tra tổng thể website là công việc vô cùng quan trọng đối với quản trị viên. Thông qua quá trình kiểm tra người quản trị biết được điểm mạnh, điểm yếu của webisite. Từ đưa ra giải pháp khắc phục và tối ưu hiệu quả nhằm thu hút người dùng và khách hàng tiềm năng. Dưới đây là danh sách kiểm tra tổng thể website:

– Tính năng bảo mật website.

– Khả năng chống spam.

– Mức độ chuẩn SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm).

– Thêm mã Google Analytics.

– Đường link thân thiện với công cụ tìm kiếm.

– Tích hợp các nút chia sẻ hình ảnh, nội dung với mạng xã hội.

– Chứng chỉ SSL cho website.

Kiểm tra tổng thể website
Kiểm tra tổng thể website.

– Kiểm tra Favicon (biểu tượng nhỏ trên thanh trình duyệt, để nhận diện thương hiệu)

– Sơ đồ trang web

– Khai báo website với các công cụ tìm kiếm Google, Bing, Coccoc…

– Khả năng tương thích với các loại trình duyệt.

– Khả năng hiển thị trên các thiết bị di động.

– Kiểm tra các liên kết bị gãy.

– Tối ưu hình ảnh.

– Kiểm tra ngôn ngữ web.

– Cập nhật địa chỉ email quản trị.

– Kiểm tra cài đặt múi giờ website.

– Loại bỏ các nội dung không mong muốn.

– Kiểm tra tốc độ tải trang.

– Kiểm tra tên miền và hosting.

– Giám sát thời gian hoạt động.

– Sao lưu trang web trước khi chỉnh sửa.

Tối ưu website (chuẩn SEO)

– Tối ưu tốc độ tải trang: Tốc độ website phụ thuộc vào chất lượng hosting, vị trí đặt máy chủ, dung lượng website, code website. Có thể sử dụng các công cụ sau để kiểm tra tốc độ trang web: Pingdoom Tools, GTMetrix, Webpagetest

– Tối ưu hiển thị trên di động: Hầu hết các website hiện đại đều có khả năng responsive (tự điều chỉnh trên di động), nhưng để đảm bảo chất lương tốt nhất bạn vẫn nên kiểm tra mức độ thân thiện với các thiết bị di động.

– Tối ưu đường link: Một đường link thân thiện với công cụ tìm kiếm phải đảm bảo < 90 ký tự, không sử dụng các ký tự đặc biệt, các từ được phân tách với nhau bằng dấu – hoặc _

Báo giá dịch vụ quản trị website 2019
Tối ưu website chuẩn SEO.

– Tối ưu robots.txt: Robots.txt là một tệp tin văn bản trong thư mục gốc website, có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm biết  đâu là dữ liệu webiste cho phép thu thập, đâu là dữ liệu bị ngăn cấm. Việc thiết lập robots.txt chuẩn giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website nhanh hơn. Tùy thuộc vào mỗi mã nguồn khác nhau mà người quản trị web đưa ra thiết lập robots.txt phù hợp.

– Tối ưu tiêu đề trang (title): Thẻ tiêu đề (title) có nhiệm vụ thông báo cho người dùng hay công cụ tìm kiếm biết được trang web/ bài viết này nói về chủ đề gì. Thẻ tiêu đề thường chứa từ khóa chính của website/ bài viết, Google chỉ hiển thị 65 ký tự của tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy khi tối ưu tiêu đề website/ bài viết, người quản trị cần lưu ý đẩy từ khóa chính nằm trong khoảng 65 ký tự đầu tiên.

– Tối ưu thẻ mô tả (description): Tiếp nối ý nghĩa của thẻ tiêu đề, thẻ mô tả được sử dụng để hiển thị đoạn mô tả ngắn về nội dung website/ bài viết. Theo quy định của Google, số lượng ký tự hiển thị trên kết quả tìm kiếm là 165 ký tự. Vì vậy, người quản trị website cần tối ưu sao cho từ khóa chính nằm trong nội dung mô tả này. Ngày nay, thẻ mô tả có ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng website/ bài viết, lưu lượng truy cập.

– Tối ưu thẻ heading (H1, H2, ….H6): Thẻ heading được dùng để một lần nữa nhấn mạnh những nội dung chính trong website/ bài viết. Google dựa vào các thẻ heading để xác định phần nội dung quan trọng nhất của website/ bài viết để từ đó đưa ra đề xuất trên kết quả tìm kiếm. Người quản trị web nên đưa từ khóa chính và các từ khóa liên quan vào trong nội dung của thẻ heading. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia SEO, số lượng thẻ heading là: H1 (1), H2 (5), H3 (7), H4 (10), H5 (12), H6 (15).

– Tối ưu thẻ keywords: Là danh sách các từ khóa mô tả nội dung website/ bài viết. Từ lâu Google đã loại tiêu chí thẻ keyword trong đánh giá thứ hạng từ khóa. Những các công cụ tìm kiếm khác như Bing vẫn sử dụng thẻ này.

– Tối ưu thẻ Alt: Thẻ Alt giống như thẻ title nhưng nó được sử dụng cho hình ảnh website/ bài viết.

– Xây dựng trang 404, khi đường link không tìm thấy. Trang 404 được xây dựng để giải quyết vấn đề khi người dùng click vào một liên kết đã bị xóa hoặc bị lỗi thì người dùng sẽ được chuyển đến nội dung trang này, từ đây người dùng biết được mình cần phải làm gì tiếp theo. Trang 404 giúp giảm tỷ lệ thoát website và tăng trải nghiệm người dùng.

– Xây dựng sơ đồ trang web (sitemap) và khai báo với công cụ tìm kiếm. Sitemap giống như một tấm bản đồ mô tả về vị trí các trang, bài viết của website. Mục đích xây dựng sitemap là nhằm thông báo cho bots của công cụ tìm kiếm nội dung “tấm bản đồ” này, giúp chúng dễ dàng thu thập nội dung mới của website và hiển thị trên trang tìm kiếm.

Cập nhật nội dung cho website

Nội dung website giống như da thịt của con người, khi có nhiều da thịt con người trông sẽ béo tốt, khi được chăm sóc con người trông sẽ “mỡ màng” và “hấp dẫn”. Nội dung website càng dầy (nhiều), càng chất lượng, độc đáo, cập nhật thường xuyên thì cơ hội website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm càng nhiều. Từ đó, gia tăng lượng người truy cập, gia tăng khách hàng tiềm năng.

Cập nhật nội dung website là nhiệm vụ chính của webmaster, công việc cập nhật bao gồm: Chỉnh sửa tiêu đề, thẻ mô tả, chèn keywords, thẻ headings, hình ảnh, liên kết nội bộ. Đôi khi webmaster cũng đảm nhiệm công việc viết nội dung cho website.

Báo cáo thông kê hiệu quả website

Để có được báo cáo, thống kê, phân tích về tình trạng website, nhân viên quản trị web cần sử dụng thành thạo các công cụ quản trị website, cụ thể là ở đây là Google Webmaster một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google, với nhiều tính năng hữu ích như thống kê lưu lượng tìm kiếm, khai báo sơ đồ trang web, lập chỉ mục, vấn đề bảo mật, từ chối liên kết xấu, … Nhiệm của quản trị viên là dựa vào các công cụ quản trị để lập báo cáo về tình trạng website từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả website.

Báo giá dịch vụ quản trị website 2019
Sử dụng công cụ Google Webmaster để đo lường hiệu quả website.

Sao lưu phục hồi dữ liệu

Sao lưu và phục hồi dữ liệu là nhiệm vụ bắt buộc đối với webmaster. Việc sao lưu dữ liệu có thể diễn ra tự động hay thủ công hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng tùy thuộc yêu cầu của quản lý và tầm quan trọng của dữ liệu website. Dữ liệu cần sao lưu gồm code website, cơ sở dữ liệu sql. Công việc phục hồi dữ liệu chỉ diễn ra khi có sự cố về máy chủ hay hacker.

Quảng bá website

Để website được quảng bá rộng rãi đến người dùng, doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều nhân lực và nguồn lực tài chính chứ không đơn thuần là dựa vào quản trị viên. Công việc quảng bá website có thể bao gồm:

– Thiết kế website đẹp, tính năng thông minh, điều hướng tốt tăng trải nghiệm người dùng.

– Tối ưu website chuẩn seo (on page).

– Liên tục cập nhật nội dung độc đáo, hấp dẫn người dùng.

– Quảng bá website trên các diễn đàn, mạng xã hội (off page).

– Sử dụng các bài viết PR thương hiệu trên các website danh tiếng (off page).

– Đặt banner trên website khác ((off page).

– Sử dụng quảng cáo trả phí trên Google, Facebook, mạng quảng cáo riêng.

Lợi Ích Từ Dịch Vụ Quản Trị Website

– Giúp thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ được cập nhật thường xuyên

– Giúp website doanh nghiệp hoạt động ổn định.

– Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ tới khách hàng tiềm năng.

– Giúp doanh nghiệp sao lưu, bảo mật thông tin dữ liệu website.

– Giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê nhân viên cố định.

Địa Chỉ Tiếp Nhận Thắc Mắc/ Ý Kiến Đóng Góp

Trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của Le Trada JSC nếu có gì không hài lòng, dù là nhỏ nhất quý khách vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của quý khách một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Điện thoại: 098 308 6208 | Email: levanha@gmail.com

Le Trada JSC chân thành cảm ơn quý khách đã và đang tin tưởng sử dụng dịch vụ quản trị website của chúng tôi. Chúc quý khách luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công!